Lễ tân hôn là gì? Cần chuẩn bị gì cho buổi lễ tân hôn?

Lễ tân hôn

Lễ tân hôn chính là một trong những lễ quan trọng nhất trong quá trình tổ chức đám cưới. Lễ tân hôn sẽ được thực hiện ở nhà trai, do đó, gia đình nhà trai sẽ là những người chuẩn bị, lo liệu cho buổi lễ tân hôn sao cho chu toàn, trọn vẹn. Để biết thêm thông tin về lễ tân hôn, mời quý độc giả theo dõi bài viết sau đây.

Lễ tân hôn có nghĩa gì?

Lễ tân hôn trong một số trường hợp sẽ được cắt nghĩa như sau: Tân có nghĩa là mới, hôn có nghĩa là chiều hôm. Theo phong tục cưới hỏi ngày xưa, lễ tân hôn sẽ được diễn ra theo ngày giờ hoàng đạo (ngày giờ đẹp) đã được định trước để nhà trai có thể sang nhà gái đón cô dâu về. Do đó, tân hôn còn được hiểu là lễ đón cô dâu mới vào buổi chiều hôm. Tuy nhiên, ngày nay việc đi đón cô dâu mới đã được thực hiện vào buổi sáng để thực hiện nghi thức cưới ở nhà trai được thuận lợi và dễ dàng hơn, thay vì buổi chiều tối như quan niệm xưa.

Lễ tân hôn

Trong các khâu của lễ cưới, lễ tân hôn chính là buổi lễ cuối cùng nhằm ấn định mối quan hệ vợ chồng, chính thức công nhận 2 bạn là người một nhà.

Nhà trai cần chuẩn bị gì cho buổi lễ tân hôn?

Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn nam cũng như gia đình khi có một sự kiện lớn như vậy sắp diễn ra. Nếu bạn vẫn chưa biết nên làm gì thì hãy cùng Cẩm Ni studio tìm hiểu một số công việc dưới đây nhé.

Sửa chữa, tân trang nhà cửa

Đây chính là công đoạn mất nhiều thời gian nhất, gia đình bàn nên bàn bạc kỹ lưỡng và thực hiện càng sớm càng tốt. Việc trang trí nhà cửa không chỉ đem lại không gian thoáng mát, khang trang cho ngôi nhà mà còn thể hiện được thành ý của gia đình với con dâu mới. Ngoài ra, ngôi nhà sạch sẽ cũng có thể mang những điều may mắn, tốt đẹp tới với đôi vợ chồng.

Lễ tân hôn

May hoặc thuê trang phục

Nếu như trang phục của chú rể đã được studio/cửa hàng áo cưới lo thì việc may hay thuê quần áo, trang phục cho những người trong gia đình lại là vấn đề đáng được quan tâm. Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình trước khi quyết định may hay thuê đồ cho Cha mẹ, anh chị em trong nhà. Do vậy, đây cũng là vấn đề nên được thảo luận kỹ lưỡng. Nếu bạn chọn may, bạn nên quyết định sớm để nhà may có thời gian chuẩn bị hay lựa chọn các loại vải, chất liệu, kích cỡ,… sao cho phù hợp nhất.

Sắm sửa sính lễ

Sính lễ (hay còn gọi là tráp lễ) chính là những vật phẩm mà nhà trai mang đến nhà gái để thể hiện thành ý của mình trong việc cưới hỏi, cảm ơn bố mẹ cô dâu vì công dưỡng dục để cô dâu có thể trưởng thành, khôn lớn như ngày hôm nay. Trước lúc sắm sửa sính lễ, gia đình nhà trai có thể nói chuyện với gia đình nhà gái để biết trước yêu cầu để soạn sửa sao cho đúng. Trường hợp cả hai bên gia đình đã có bàn bạc trước với nhau rồi thì chỉ việc mua đúng như yêu cầu.

Đồng thời, bạn có thể nhờ người thân/người quen đảm nhiệm vai trò phù rể cho mình để đảm bảo tính ổn định trong từng khâu chuẩn bị.

Sắm nữ trang tặng cô dâu

Những món nữ trang này sẽ được chính tay mẹ chồng tương lai tặng cho cô dâu. Cụ thể là khi cô dâu ra mắt họ hàng, gia đình hai bên trong buổi lễ gia tiên tại nhà gái. Tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình nhà trai mà các món quà này sẽ khác nhau. Có thể là vòng kiềng, bông tai, lắc tay,…

Chọn mua nhẫn cưới

Trong lễ gia tiên, trao nhẫn cưới là một nghi thức quan trọng. Vì vậy, hai bạn có thể lên kế hoạch để lựa chọn cho mình đôi nhẫn cưới phù hợp. Chọn nhẫn cưới vào các dịp đặc biệt như Valentine 14/2, ngày 8/3 hay 20/10,… cũng là một gợi ý hay để ghi nhớ dấu mốc trọng đại này.

Trên đây là một số công việc quan trọng đối với buổi lễ tân hôn. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình còn có thể chia nhau đảm nhận các công việc khác như: Đặt tiệc chiêu đãi quan khách, lên danh sách những người tham dự, tìm chủ hôn,…

Lễ tân hôn gồm có những bước nào?

Trong thực tế, lễ tân hôn chỉ vỏn vẹn 03 bước cơ bản. Cụ thể như sau:

Xin dâu

Đến giờ hoàng đạo, chú rể sẽ cùng nhà trai mang cơi trầu đến nhà gái để xin đưa dâu về nhà. Người đi cùng chú rể thường sẽ là trưởng họ, mẹ ruột hoặc cô, bác cùng những người có mối quan hệ thân thiết trong gia đình. Khi trao lễ, mẹ cô dâu sẽ là người nhận và dâng lên bàn thờ gia tiên. Thông thường thời gian làm nghi thức xin dâu tương đối ngắn. Mục đích của việc này chính là để đảm bảo không lỡ giờ lành khi cô dâu lên xe hoa về nhà chồng cũng như làm lễ gia tiên bên nhà trai.

Lễ tân hôn

Sau khi hoàn thành nghi thức gia tiên, hai bên gia đình sẽ cùng ngồi lại nói chuyện, phát biểu và thể hiện mong muốn đón cô dâu về nhà chồng. Lúc này, chú rể sẽ đến phòng, tặng hoa và đón cô dâu ra ngoài. Tiếp đến, đôi vợ chồng trẻ sẽ thắp hương cho bàn thờ gia tiên và mời trà mọi người. Khi đến giờ lành, cô dâu sẽ lên xe hoa và theo chú rể về dinh.

Ra mắt cô dâu mới

Đây là phần quan trọng nhất của buổi lễ tân hôn. Tại đây, sau khi trưởng họ cùng cha mẹ chú rể làm lễ khấn vái với gia tiên, cô dâu sẽ cùng chú rể thắp hương bàn thờ ngay sau đó. Điều này giống như một sự giới thiệu người con dâu mới của gia đình với ông bà, tổ tiên. Sau khi hoàn thành, cô dâu chú rể sẽ bước lên khán đài, cùng nhau trao nhẫn và cắt bánh cưới. Cuối cùng, cả hai vợ chồng cùng bố mẹ cô dâu – chú rể sẽ đi từng bàn một để rót nước mời khách thay cho lời cảm ơn sâu sắc.

Kết thúc lễ

Sau khi kết thúc bữa tiệc, cô dâu chú rể một lần nữa cảm ơn những khách mời đến tham dự. Sau đó đại diện nhà gái phát biểu, dặn dò cô dâu và ra về. Tuy nhiên, nếu hôn lễ được tổ chức chung trong khách sạn, nhà hàng thì thời gian cuối cùng sẽ là đại tiệc đãi khách.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về lễ tân hôn, hy vọng có thể giúp cho quý độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về lễ này cũng như có sự chuẩn bị chu đáo nhất trong công việc trọng đại trên. Chúc các bạn nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *