Trong hôn nhân của người Việt, lễ dạm ngõ đóng một vai trò quan trọng trong việc hợp thức hóa mối quan hệ thân thiết giữa hai gia đình, dòng họ. Để lễ dạm ngõ được diễn ra thành công tốt đẹp, những trưởng bối trong họ sẽ là người phát biểu trong buổi lễ đó. Vậy phát biểu như thế nào cho hợp lý? Để có được câu trả lời thỏa đáng, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Lễ dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ là bước đầu gặp gỡ của hai bên gia đình khi cặp đôi có ý định kết hôn. Lễ dạm ngõ còn có tên gọi khác như lễ chạm ngõ, lễ xem mặt hay đám nói (đối với nhân dân miền Nam). Lễ dạm ngõ chính là cơ hội để cả hai gia đình trò chuyện tìm hiểu nhau cũng như tạo nền móng cho những bước sau này.
Có thể nhận định rằng, lễ dạm ngõ là một trong nhiều bước không thể bỏ qua. Bởi lẽ, nếu bỏ qua lễ dạm ngõ và tiến đến lễ ăn hỏi ngay thì mọi người sẽ cảm thấy việc này khá bất ngờ và đường đột.
Ý nghĩa của lễ dạm ngõ như thế nào trong hôn nhân?
Như đã đề cập, lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ giữa gia đình 2 bên và nó được diễn ra sau khi các cặp đôi đã thưa chuyện với hai bên gia đình, thể hiện mong muốn tiến tới hôn nhân. Được sự đồng thuận của gia đình nhà gái, nhà trai sẽ đến nhà gái xin phép cho đôi bạn tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối và cũng không cần lễ vật rườm rà.
Lễ dạm ngõ thông thường sẽ được tổ chức ở nhà gái theo quan niệm truyền thống của người Việt. Do đó, mọi công tác chuẩn bị như trà nước, bánh kẹo, bàn ghế,… đều được nhà gái chuẩn bị. Tuy nhiên, đại diện họ nhà trai lại là người mở lời trước trong buổi lễ này. Đại diện họ nhà trai sẽ bắt đầu phát biểu ngay sau khi hai bên gia đình ngồi ổn định, ngay ngắn.
Mẫu bài phát biểu của nhà trai trong lễ dạm ngõ
- Lời chào hỏi, giới thiệu của phái đoàn nhà trai:
Kính thưa thưa các cụ ông cụ bà và hai bên gia đình, tôi là… đại diện cho họ nhà trai đến đây để tiến hành lễ dạm ngõ cho hai cháu… Thay mặt cho họ nhà trai, chúng tôi có lời chào đến tất cả mọi người mặt trong buổi lễ.
Trước khi tiến hành nghi thức lễ, tôi xin phép được giới thiệu các thành phần có mặt của họ nhà trai chúng tôi hôm nay bao gồm (giới thiệu thứ tự theo cấp bậc). Chúng tôi rất vui mừng vì sự đón tiếp nhiệt thành, đông đủ của họ nhà gái.
- Lời giới thiệu mục đích có mặt trong buổi lễ dạm ngõ của nhà trai:
Trải qua thời gian dài quen biết và tìm hiểu, đến nay, tình cảm hai cháu đã chín muồi. Được sự cho phép của hai bên gia đình cũng như thể theo nguyện vọng của hai cháu. Nhà trai chúng tôi đến đây để xin phép gia đình nhà gái cho nhà trai được làm lễ dạm ngõ và cùng bàn bạc tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới cho hai cháu.
- Giới thiệu sính lễ
Đến với buổi lễ hôm nay, gia đình nhà trai chúng tôi đã chuẩn bị 5 tráp lễ vật: lá trầu, quả cau,… Sau đây tôi xin mời mẹ của cháu… và cháu… lên đây để cùng nhau mở tráp lễ vật. Gia đình nhà trai chúng tôi hy vọng gia đình nhà gái chấp nhận lễ vật mà chúng tôi đưa đến cũng như đồng ý cho hai cháu tiến tới hôn nhân.
- Lời cảm ơn của gia đình nhà trai
Thay mặt nhà trai, tôi xin cảm ơn sự đón tiếp chu đáo của gia đình nhà gái.
Mẫu bài phát biểu của nhà gái trong lễ dạm ngõ
Sau khi nhà trai hoàn thành bài phát biểu, đại diện họ nhà gái sẽ tiếp lời phát biểu. Cụ thể như sau:
- Lời chào hỏi, giới thiệu của đại diện nhà nhà gái
Kính thưa hai họ, kính thưa 2 gia đình, kính thưa các cụ ông cụ bà cũng như toàn thể cô bác anh chị có trong buổi lễ ngày hôm nay. Tôi là… đại diện cho họ nhà gái. Thay mặt cho họ nhà gái, chúng tôi có lời chào đến tất cả mọi người có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay.
Thành phần nhà gái chúng tôi gồm có (giới thiệu thứ tự theo cấp bậc).
- Lời chấp thuận lễ dạm ngõ
Chúng tôi đã biết được cháu… và cháu… đã có thời gian quen biết và tìm hiểu nhau. Cháu (tên cô dâu) đã xin phép bố mẹ, gia đình nội ngoại tiến tới hôn nhân. Nay nhà trai đã không quản ngại đường xá xa xôi mang lễ vật đến gia đình nhà gái để tiến hành lễ dạm ngõ xin cưới cháu (tên cô dâu) nhà chúng tôi.
Thay mặt gia đình nhà gái, tôi xin chấp thuận lễ vật gia đình nhà trai và đồng ý cho hai cháu tiến tới hôn nhân.
- Lời cảm ơn của gia đình nhà gái
Tôi xin mời hai gia đình cùng ngồi xuống, ăn trầu uống nước. Xin mời!
Cần lưu ý gì khi chuẩn bị bài phát biểu trong lễ dạm ngõ?
Để có được bài phát biểu cho lễ dạm ngõ hay nhất, quý bạn đọc có thể tham khảo một số lưu ý sau:
- Bài phát biểu nên được chuẩn bị sớm để các thành viên trong gia đình có thể góp ý, đưa ra ý kiến.
- Bài phát biểu nên được giao cho những người có khả năng văn chương, truyền đạt dễ hiểu.
- Mẫu bài phát biểu nên ngắn gọn súc tích, đủ ý, không quá rườm rà.
- Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ nên được giao cho người tự tin, khả năng diễn đạt tốt.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về bài phát biểu trong lễ dạm ngõ. Hy vọng có thể giúp quý bạn đọc có thêm kiến thức về lễ dạm ngõ này. Chúc quý bạn đọc mạnh khỏe, luôn vui vẻ trong cuộc sống.