Với những người sắp lập gia đình, việc chọn lựa cho mình một cặp nhẫn cưới là vô cùng quan trọng. Bởi vì với các cặp đôi, nhẫn cưới chính là sợi dây gắn kết hai người xa lạ lại thành người một nhà, chính vì vậy cách đeo nhẫn cưới cho đúng cũng được rất nhiều các cặp đôi quan tâm. Hãy cùng theo chân Cẩm Ni studio tìm hiểu về chủ đề này.
Nhẫn cưới – Hẹn ước của hôn nhân
Nhẫn cưới là tượng trưng cho tình yêu thiêng liêng, là sự gắn bó lâu dài của hai con người đơn độc thành một gia đình, chiếc nhẫn cưới là kỉ vật biểu tượng cho sự vĩnh hằng trong tình yêu, hạnh phúc và gắn kết.
Khoảnh khắc cô dâu chú rể trao nhẫn cưới cho nhau chính là giây phút đồng ý đi cùng nhau, sống với nhau, cùng nhau vun đắp tổ ấm hạnh phúc và gắn bó với nhau đến hết cuộc đời.
Nhẫn cưới đeo tay nào, ngón nào?
Việc đeo nhẫn cưới ngón nào còn tùy thuộc vào phong tục, nền văn hóa khác nhau của mỗi vùng miền. Thông thường, nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út, trừ một số quốc gia đặc biệt.
Theo quan niệm của người phương Tây, ngón áp út của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng vào tim, tượng trưng cho một tình yêu duy nhất, chân thành.
Tại đám cưới truyền thống Việt, ngón đeo nhẫn truyền thống vẫn luôn là ngón áp út và tuân theo quan niệm “nam tả, nữ hữu”, nghĩa rằng nam sẽ mang nhẫn tay trái và nữ mang nhẫn tay phải.
Về cô dâu: Đeo nhẫn cưới ở bàn tay phía bên phải và vị trí ngón tay áp út. Nếu trước đó cô dâu có thêm nhẫn đính hôn thì sẽ đeo nhẫn đính hôn ở vị trí ngón tay giữa (của tay phải).
Về chú rể: Đeo nhẫn cưới ở bàn tay trái và ở ngón áp út.
Tuy nhiên, ngày nay, việc đeo nhẫn cưới tay trái hay tay phải không còn quá quan trọng, chỉ cần đeo đúng ngón áp út và thuận tiện cho sinh hoạt, làm việc của cặp đôi là được.
Ý nghĩa những ngón tay đeo nhẫn trong phong thủy
Ngón cái: biểu thị cho người có quyền lực và địa vị.
Ngón trỏ: biểu thị cho người có tham vọng, học vấn và sự nghiệp.
Ngón giữa: biểu thị cho sự trách nhiệm với gia đình, bạn bè, công việc.
Ngón áp út: biểu thị cho người đã có gia đình, có tổ ấm nhỏ.
Ngón út: biểu thị cho chủ nghĩa độc thân, yêu thích sự tự do, không ràng buộc.
Những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới
Đeo nhẫn cưới sai ngón
Đeo nhẫn cưới đúng cách chính là cách mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân, mong muốn có cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, gia đình thuận hòa. Vì vậy, để tôn trọng bạn đời cũng như giữ lửa trong hôn nhân, bạn có thể mang nhẫn cưới ở tay trái hoặc phải để thuận tiện trong làm việc nhưng bạn hoàn toàn không nên mang nhẫn cưới sai ngón.
Đeo trước khi lễ cưới diễn ra
“Nói trước bước không qua” là câu nói từ ông bà xưa. Đeo nhẫn cưới cưới trước lúc lễ cưới diễn ra được coi là xui xẻo, hôn nhân sẽ gặp nhiều trắc trở. Dù nhẫn cưới đeo tay trái hay phải cũng không nên đeo trước lúc hôn lễ diễn ra để tránh những điều không may mắn, thay vào đó bạn có thể đeo nhẫn đính hôn.
Hình thức nhẫn cưới lệch nhau
Khi các cặp đôi quyết định chọn lựa hay đặt nhẫn cưới, đôi uyên ương nên cực kỳ lưu ý đặc điểm này. Hình thức của cặp nhẫn cưới cũng không nên khác nhau quá nhiều, có đường nét tương đồng nhau để thể hiện sự thuận hòa, đồng vợ đồng chồng.
Chỉ một trong hai đeo nhẫn
Nhẫn cưới đeo tay nào đều không quan trọng bằng việc người vợ hoặc người chồng nên có trách nhiệm và tự nguyện đeo nó trong suốt cuộc đời. Việc tự nguyện đeo nhẫn cũng chính là cách tôn trọng bạn đời của mình. Không nên để đối phương thất vọng.
Làm mất hoặc bán nhẫn cưới
Đối với các cặp vợ chồng, nhẫn cưới không chỉ là một món trang sức, mà đó còn là món đồ đong đầy hồi ức về cuộc sống hôn nhân thăng trầm mà không thể quy thành giá trị cố định nào. Vì vậy, nhẫn cưới là vô giá và các cặp đôi không nên làm mất hoặc bán đi.
Kết luận
Chiếc nhẫn cưới chính là một minh chứng thiêng liêng của tình yêu không thể thiếu trong hôn nhân, không thể thiếu trong các nghi thức cưới hỏi. Hãy đeo nhẫn cưới cho nhau bằng cả tấm lòng thuỷ chung, nâng niu người bạn đời.