Lễ vu quy là gì? Cần lưu ý những gì trong ngày lễ này?

Lễ vu quy

Cả đời người hôn nhân có lẽ là điều quan trọng nhất. Do đó hôn nhân phải được tiến hành một cách trang trọng tỉ mỉ từ những buổi lễ linh thiên như: lễ vu quy, lễ thành hôn,… “Lễ vu quy là gì?” có lẽ là câu hỏi thắc mắc của đa số các cặp đôi đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Bài viết sau đây sẽ là thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi đó.

Lễ vu quy là gì ?

Lễ vu quy
Lễ vu quy là gì?

Theo phong tục, văn hóa của người Việt Nam, lễ vu quy được hiểu là buổi lễ mà nhà gái đưa cô dâu lên xe hoa về nhà chồng. Hai từ “ Vu quy” là từ ngữ được sử dụng dành riêng cho nhà gái. Do đó, trong tấm thiệp hồng của nhà gái sẽ in chữ “Vu quy” thay vì chữ “Thành hôn/tân hôn” bởi lẽ đó là hai từ được sử dụng ở nhà trai.

Trình tự các nghi thức trong buổi lễ vu quy là gì?

Nghi thức xin dâu

Ban đại diện nhà gái cùng với bố mẹ của cô dâu sẽ đứng trước nhà để đón tiếp nhà trai. Ban đại diện nhà trai cùng với dàn phù rể sẽ đi vào trong nhà cô dâu nói vài lời để thực hiện nghi thức xin dâu. Sau khi được nhà gái đồng ý đại diện nhà trai sẽ ra mời họ nhà trai vào nhà tiếp chuyện.

Nghi thức trao tráp quả

Lễ vu quy

Dàn bê tráp phụ dâu và phụ rể sẽ xếp thành hai hàng đối diện nhau và trao tráp cùng với đó là các phong bao lì xì sẽ được trao đổi phía dưới tráp quả. Sau đó bố mẹ cô dâu cùng bố mẹ chú rể sẽ bước vào trước rồi mới đến cô dâu và chú rể tiến vào, sau cùng sẽ là khách nhà trai. Những tráp quả sẽ được mang vào và đặt lên bàn thờ gia tiên của nhà gái để làm lễ.

Nghi thức làm lễ trước bàn thờ gia tiên nhà gái

Sau khi vào trong nhà hai ban đại diện hai họ sẽ ngồi thưa chuyện cùng nhau. Ban đại diện nhà trai sẽ trình bày các tráp được mang đến (tráp trà, tráp trái cây, tráp rượu, tráp trầu cau, tráp bánh phu thê…). Sau đó phụ rể sẽ rót rượu vào ấm và trưởng họ hai bên sẽ uống rượu mừng cùng nhau.

Nghi thức ra mắt cô dâu

Khi hai bên đã dùng rượu mừng xong, mẹ cô dâu sẽ lên phòng và đón cô dâu xuống ra mắt quan viên hai họ. Trong buổi ra mắt, cô dâu sẽ mặc trang phục là bộ áo dài truyền thống của người Việt.

Nghi thức thắp hương trước bàn thờ gia tiên

Phù rể sẽ đốt 8 cây nhang và đưa 2 cây nhang đầu cho ban đại diện hai bên cắm nhang lên bàn thờ, sau đó sẽ đưa 4 cây nhang cho bố mẹ của cô dâu và chú rể khấn vái và cắm nhang, cuối cùng sẽ là 2 cây cho cô dâu và chú rể.

Nghi thức trao nhẫn cưới

Cô dâu cùng chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau trước bàn thờ gia tiên xem như là mối lương duyên đã được ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ cho đôi lứa hạnh phúc trăm năm.

Nghi thức tặng của hồi môn

Lễ vu quy

Sau khi đại diện nhà trai phát biểu vài lời sẽ mời mẹ của chú rể đứng lên trao những trang sức quý giá cho cô dâu. Sau đó, mẹ cô dâu sẽ trao tặng những món trang sức cho con gái mình.

Nghi thức mời trà

Phụ rể sẽ rót trà cho cô dâu và chú rể sẽ lần lượt mời trà ban đại diện hai bên, bố mẹ cô dâu và bố mẹ chú rể.

Nghi thức dâng trầu cau

Cô dâu sẽ mở tráp trầu cau mà bên nhà trai mang đến, lấy 3 trái cau và một vài lá trầu bỏ vào đĩa nhỏ rồi đưa cho chú rể đặt lên bàn thờ gia tiên.

Nghi thức chào hỏi hai họ

Ban đại diện hoặc bố mẹ cô dâu/chú rể sẽ giới thiệu từng người trong gia tộc, cô dâu và chú rể sẽ chào hỏi và rót trà mời từng người một.

Nghi thức lại quả

Sau khi các nghi thức trên đã tiến hành xong, nhà gái sẽ mang những tráp quả xuống dưới nhà để tháo gỡ ra. Những tráp quả sẽ được chia đôi cho cả nhà trai và nhà gái. Nhà gái sẽ giữ lại một nửa, một nửa còn lại sẽ được bỏ lại vào tráp. Sau đó phụ dâu và phụ rể lại xếp thành hai hàng đối diện nhau và nhà gái sẽ trao lại cho trà trai những tráp quả đó.

Cần lưu ý những gì trong buổi lễ vu quy?

  • Tránh làm đổ vỡ đồ dùng: Điều này được xem như là kiêng kị trong các buổi lễ. Bởi theo truyền thống người Việt, điều này sẽ không mang lại sự may mắn.
  • Phân bố nhân lực hợp lý trong khâu tiếp khách: Trong buổi lễ, nhà gái luôn bận bịu với nhiều công việc cần phải làm. Do đó, họ cần phân bố nhân lực hợp lý để tiện trong việc tiếp khách và tiếp trà bánh cho quan viên hai họ.
  • Chuẩn bị chu đáo trà bánh đãi khách trong thời gian làm lễ: Thời gian làm lễ thường là 1 tiếng và chỉ có cô dâu, chú về cùng với ban đại diện và bố mẹ bên ở trong. Khách mời thường phải đợi ở bên ngoài. Vì vậy, cần phải có những đồ ăn nhẹ tiếp đãi khách mời để họ có thể cảm thấy được sự chung vui, hoan hỉ cùng với gia đình gia chủ.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên sẽ là những thông tin bổ ích cho các cặp đôi đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân trong tương lai. Chúc cho các cô dâu, chú rể hạnh phúc viên mãn, đồng vợ đồng chồng có thể nắm tay nhau đi đến khi đầu bạc răng long.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *