Trong quá trình diễn ra buổi lễ ăn hỏi, những lời phát biểu đến từ đại diện hai bên gia đình nhà trai và nhà gái chính là những điều không thể bỏ qua. Nếu như quý độc giả đang băn khoăn chưa biết nên phát biểu như thế nào cho ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau cùng Cẩm Ni Studio.
Trong lễ ăn hỏi, bài phát biểu được nói vào lúc nào?
Thông thường, trong buổi lễ ăn hỏi, hai gia đình sẽ trò chuyện cùng nhau để tạo không khí ấm cúng cho buổi lễ. Tuy vậy, bài phát biểu sẽ được nói bởi đại diện hai họ nhà trai/gái ngay sau khi sính lễ được trao. Trưởng họ sẽ là người đại diện cho cả gia đình đảm nhiệm trọng trách này hoặc những người có khả năng diễn đạt trôi chảy, súc tích. Đó có thể là bác, chú, ông, bà,… trong gia đình, dòng tộc.
Ý nghĩa của bài phát biểu trong lễ này như thế nào?
Lễ ăn hỏi chính là ngày chính thức kết đôi của đôi bạn trẻ, đây cũng là dịp để hai gia đình có cơ hội gắn kết, tìm hiểu nhau, là sự kết giao giữa hai gia đình. Do vậy, bài phát biểu càng hay, càng ý nghĩa sẽ góp phần giúp buổi lễ được diễn ra suôn sẻ. Những lời nói đó còn thể hiện được sự chân thành, tấm thịnh tình mà 2 gia đình dành cho nhau, góp phần vun đắp tình cảm của đôi bạn trẻ. Không những vậy, bài phát biểu trong ngày lễ ăn hỏi còn giúp không khí trong ngày này có phần nghiêm túc và trang trọng hơn.
Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi dành cho nhà trai
Như thường lệ, nhà trai sẽ là người bắt đầu những lời phát biểu trước sau khi hoàn thành việc trao sính lễ. Quý độc giả có thể tham khảo bài mẫu dưới đây:
Kính thưa quan viên hai họ cùng toàn thể quý vị khách quý. Lời đầu tiên, tôi xin thay mặt cho họ nhà trai chúc toàn thể quý vị khách quý sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc. Tôi tên là…, là ông/bác/chú… của cháu (tên chú rể). Tôi xin được giới thiệu thành phần bên nhà trai gồm có (giới thiệu theo vị thứ, cấp bậc từ cao tới thấp cho đến hết) và các thành viên trong gia đình chúng tôi.
Sau nhiều tháng quen biết nhau, hai cháu (tên cô dâu, chú rể) đã tìm hiểu và mong muốn tiến đến hôn nhân để có thể đi cùng nhau trên chặng đường dài sắp tới. Thể theo nguyện vọng của hai cháu, hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, nhà trai chúng tôi chuẩn bị 5/7/9… tráp lễ vật xin được ra mắt nhà gái, mong nhà gái chấp thuận để hai cháu được nên vợ, nên chồng. Tôi xin được mời mẹ của cô dâu và chú rể là bà… và bà… cùng mở tráp lễ vật để nhà gái được tỏ tường. Tôi cũng mong gia đình nhà gái ưng thuận để hai cháu nên duyên vợ chồng, cùng nhau xây đắp hạnh phúc. Tôi xin cám ơn.
Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi dành cho nhà gái
Sau khi nhà trai hoàn thành xong bài phát biểu, đại diện họ nhà gái sẽ tiếp lời bằng những lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất:
Lời đầu tiên cho tôi được phép tự giới thiệu, tôi là… là… của cháu (tên cô dâu). Tôi xin được đại diện họ nhà gái gửi lời chúc đến họ nhà trai và quý quan khách sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý. Tham gia vào ngày vui hôm nay, gia đình chúng tôi có…
Hôm nay, nhà trai đến có lời thưa chuyện cho việc trăm năm của hai cháu, xin trân thành cảm ơn nhà trai đã chuẩn bị lễ vật chu đáo. Gia đình chúng tôi đồng ý cho hai cháu là (tên cô dâu, chú rể) nên duyên vợ chồng, cùng nhau xây dựng tổ ấm. Từ nay, cháu… và cháu… đã là con cháu hai họ. Mong cả hai gia đình cùng yêu thương, dạy dỗ, vun đắp cho hạnh phúc của hai con. Xin cảm ơn.
Sau đó, đại diện họ nhà trai sẽ có vài lời cảm ơn đáp lễ, xin phép gia đình nhà gái được đón con dâu xuống chào gia đình, cô dâu chú rể thắp nhang bàn thờ gia tiên… Buổi lễ kết thúc tốt đẹp trong niềm vui hân hoan của hai bên gia đình.
Kết luận
Như vậy có thể nhận định được rằng, bài phát biểu trong buổi lễ ăn hỏi có một vai trò vô cùng quan trọng, nó góp phần tạo nên thành công của cả buổi lễ. Hy vọng những thông tin Cẩm Ni Studio cung cấp có thể giúp quý bạn đọc tự tin chuẩn bị một bài phát biểu đầy ý nghĩa và chân thành.