Nghi thức lễ cưới ở nhà gái được diễn ra như thế nào?

Nghi thức lễ cưới ở nhà gái

Nghi thức cưới hỏi của người dân Việt Nam từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp, nhằm mong ông bà tổ tiên hai họ minh chứng đồng thời chúc phúc cho cô dâu – chú rể trước chặng đường phía trước. Chính vì lẽ đó, nghi thức cưới xin, đặc biệt là nghi thức cưới ở nhà gái thường được nhiều cặp đôi trẻ quan tâm để lễ cưới có thể diễn ra trôi chảy. Vậy, nghi thức cưới ở nhà gái được diễn ra như thế nào? Gồm bao nhiêu bước? Để biết được câu trả lời, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Nghi thức thắp hương bàn thờ

Thông thường, nghi lễ này sẽ được thực hiện vào buổi sáng sớm. Đầu tiên, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái, số lượng mâm quả tùy thuộc vào từng vùng miền cũng như 2 gia đình đã trao đổi, thống nhất với nhau từ trước. Nhà gái sẽ tiếp đón họ nhà trai đứng đầu là trưởng họ và mời những người lớn vào nhà bằng thái độ ân cần và niềm nở. Những người phụ trách bưng lễ vật chính là các phù rể, đứng thành hàng ngang đối diện với các phù dâu và trao các mâm lễ vật.

Nghi thức lễ cưới ở nhà gái

Sau đó, các phù dâu sẽ phụ trách mang các mâm lễ vật vào bàn thờ gia tiên theo đúng thứ tự đã được định trước. Đại diện nhà gái đứng bên phải, đại diện nhà trai đứng bên trái bàn thờ. Người đại diện họ nhà trai sẽ là người mở đầu, nói về ý nghĩa của việc đem lễ vật, bắt đầu mở nắp mâm quả và tấm khăn phủ lễ vật sau khi được sự chấp thuận của nhà gái.

Tiếp theo, trưởng họ nhà trai sẽ yêu cầu được gặp cô dâu. Mẹ cô dâu sẽ là người dẫn cô dâu ra trao cho chú rể đồng thời nhận hoa từ chú rể. Sau đó, cha hoặc anh trai/em trai của cô dâu sẽ thắp hương trên bàn thờ gia tiên để cô dâu – chú rể bắt đầu nghi lễ gia tiên.

Lễ gia tiên ở họ nhà gái

Trong văn hóa của người Việt, lễ gia tiên không đơn thuần thể hiện lòng thành kính của cô dâu chú rể, nó còn mang ý nghĩa tưởng nhớ và biết ơn đến ông bà tổ tiên. Muốn con cháu phải luôn biết nhớ đến nguồn cội, nhớ đến nơi sinh ra và lớn lên. Thông qua nghi lễ này, các cặp tân lang – tân nương còn hiểu biết được trách nhiệm của nhau trong cuộc sống hôn nhân sắp tới để từ đó có thể đồng hành, thông cảm cho nhau trên chặng đường dài.

Nghi thức lễ cưới ở nhà gái

Theo nghi thức lễ gia tiên ở nhà gái, chú rể sẽ lễ bàn thờ gia tiên 4 lễ, cô dâu cũng lễ 4 lễ. Hoặc cả cô dâu và chú rể lễ cùng một lúc, theo nguyên tắc chú rể bái bối và cô dâu ngồi bệt. Sau đó, cô dâu và chú rể lạy cha mẹ trước bàn thờ, tỏ lòng biết ơn công sinh thành và dưỡng dục (ngày nay, các bậc cha mẹ thường bỏ qua thủ tục này cho cô dâu chú rể bớt lo lắng).

Lễ mừng

Sau khi hoàn thành nghi lễ gia tiên, cô dâu chú rể sẽ tiến hành lễ mừng với cha mẹ vợ nhằm ý nghĩa biết ơn cha mẹ đã tác thành và ủng hộ mối lương duyên đôi lứa. Sau tất cả mọi nghi thức, nhà gái mời nhà trai dùng nước, ăn trầu và trao những lời chúc tốt đẹp nhất cho hạnh phúc của đôi trẻ. Chú rể cũng sẽ giới thiệu cô dâu cho những người thân trong họ.

nghi thức lễ cưới nhà gái

Đến giờ lành, nhà trai xin phép rước dâu, cô dâu ăn mặc chỉnh tề chuẩn bị về nhà chồng.

Tiếp theo là lễ lại quả, nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp (nắp tráp phải để ngửa lên chứ không được đóng lại). Các phù rể sẽ đứng dàn hàng ngang theo đúng theo thứ tự ban đầu, đối diện với các phù dâu để nhận lại quả từ họ. Nhà trai xin phép ra về, kết thúc nghi thức lễ cưới ở nhà gái.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về nghi thức lễ cưới được diễn ra ở nhà gái, hy vọng có thể giúp các bạn trẻ sẽ bớt bối rối trong chính ngày trọng đại của mình, giúp ngày cưới được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Chúc hai bạn có một đám cưới hạnh phúc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *