Tục đón dâu hai lần

Tục đón dâu hai lần

Đón dâu hai lần là một phong tục có từ rất lâu của người Việt. Theo đó, những cô dâu “cao số” sẽ phải thực hiện nghi lễ này. Bạn có muốn biết tại sao phải cưới hai lần và chuẩn bị như thế nào không? Hãy cùng Cẩm Ni Studio theo dõi bài viết dưới đây.

Đón dâu hai lần là gì?

Trước khi kết hôn, các gia đình nào cũng đi xem tuổi để định ngày đẹp, hợp tuổi để cưới. Ngày cưới sẽ được định theo tuổi của cô dâu. Nếu năm đó là năm tuổi Kim Lâu hoặc cô dâu có tuổi “Đinh, Nhâm, Quý, Giáp” thì sẽ phải tổ chức đón dâu 2 lần.

Mục đích của việc đón dâu hai lần là gì?

Hãy cùng Cẩm Ni Studio tìm hiểu kĩ hơn về năm tuổi Kim Lâu cũng như cô dâu có tuổi “Đinh, Nhâm, Quý, Giáp”.

Tuổi kim lâu được người đời truyền miệng với rất nhiều khái niệm khác nhau như:

Người ta cho rằng Kim là vàng, còn Lâu là nhà. Theo quan niệm xưa, con gái của vua chúa hay quý tộc thường tổ chức cưới vào tuổi Kim Lâu bởi nó mang ý nghĩa cho sự sung túc, giàu sang. Do vậy, người dân thường phải tránh ngày này. Vì vậy, họ cho rằng, năm ấy chỉ có con nhà vua chúa được tổ chức đám cưới, dân thường cưới sẽ gặp xui xẻo.

Tục đón dâu hai lần
Đón dâu hai lần nhằm mục đích gì?

Tuổi Kim Lâu chính là những năm xấu, không thích hợp cho việc cưới hỏi, làm ăn, xây nhà,… nếu vẫn cố tình thực hiện những công việc trọng đại, nhất là tổ chức đám cưới thì mọi thứ đều trở nên trắc trở, khó khăn, gia đình hôn nhân. Điều này dễ dẫn đến mâu thuẫn, lục đục trong ngoài.

Có rất nhiều cách tính tuổi kim lâu nhưng cách tính đơn giản, dễ hiểu nhất chính là: lấy tuổi mụ chia của người con gái ấy chia cho 9, nếu dư 1, 3, 6, 8 thì sẽ là tuổi Kim Lâu. Ví dụ: cô ấy 27 tuổi trên giấy tờ, cộng thêm 1 năm tuổi mụ là 28 tuổi, 28:9 = 3 (dư 1), thì tuổi 28 chính là tuổi kim lâu.

Chỉ áp dụng cách tính tuổi Kim Lâu với người chưa quá 30 tuổi. Còn với bạn nữ đã trên 30 tuổi thì tuổi Kim Lâu cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Gia đình 2 bên chỉ cần chọn xem ngày cưới đẹp và tổ chức sao cho hợp lý là được.

Còn “Đinh, Nhâm, Quý, Giáp” là năm tuổi của cô gái. Ví dụ như: Nhâm Mùi, Quý Dậu, Đinh Hợi, Giáp Tuất…

Vì vậy, mục đích đón dâu 2 lần nhằm hóa giải điều xấu trong hôn nhân khi cưới vào năm tuổi kim lâu, tránh trường hợp cô dâu – chú rể “đứt gánh giữa đường”.

Các thủ tục để đón dâu hai lần diễn ra như thế nào?

Chuẩn bị

Về nhà gái:

Lần “cưới thử” đầu tiên, cô dâu vẫn sẽ chuẩn bị đầy đủ như cưới chính, từ váy áo, make up cũng như trang phục. Ngoài ra, cô dâu cũng cần phải chuẩn bị một số thứ như sau:

  • Một ít tiền lẻ, gạo, muối để thả khi đi qua cầu
  • Một cái nón (có nơi không)
  • Thường cô dâu mặc áo dài trong lần đám cưới đầu tiên để tiện việc đi lại, mời trà
  • Chuẩn bị đủ dụng cụ cá nhân, trang phục mặc ở nhà để mặc khi ngủ lại nhà chú rể một đêm
  • Một ít tiền đi lại, nhiều hay ít tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nhà

Lần “cưới thật” cô dâu chuẩn bị áo cưới, make up, làm tóc,… Tuy nhiên, lần này được make up cẩn thận cũng như hoàn hảo hơn lần trước. Ngoài ra, cô dâu vẫn phải mang theo một ít tiền lẻ, gạo, muối để rải khi đi qua cầu cũng như là thuốc say xe phòng thân.

Về nhà trai: Nhà trai sẽ phải chuẩn bị những lễ vật sau

  • 2 tráp xin dâu (có thể là têm trầu cánh phượng hoặc là cau quả).
  • Những lễ vật cần chuẩn bị cho ngày ăn hỏi và ngày cưới.
  • 2 bó hoa. Một bó trao trong lần cưới đầu tiên (thường trùng với ngày ăn hỏi). Bó thứ hai trao cho cô dâu trong ngày cưới chính.

Cách thức thực hiện việc đón dâu hai lần

Tùy phong tục mỗi vùng miền mà cách thức đón dâu 2 lần sẽ có vài điểm khác nhau. Dưới đây là một số cách thực hiện phong tục đón dâu 2 lần.

1.Gia đình sẽ chọn lễ ăn hỏi là lễ đón dâu lần đầu tiên. Đến ngày cưới, cô dâu sẽ được nhà trai đến đón về lần hai. Sau khi làm lễ ăn hỏi, chú rể lên phòng cô dâu, trao hoa cưới cho cô dâu rồi đón về nhà. Khi ấy, cô dâu chú rể không trao nhẫn hay quà tặng. Tuy nhiên, họ vẫn giữ nguyên thủ tục thắp hương, trình diện trên bàn thờ tổ tiên.

Tục đón dâu hai lần
Cách thức thực hiện phong tục này như thế nào?

Sau đó 2 gia đình có thể tổ chức tiệc thân mật tại nhà để mời bạn bè, họ hàng chung vui. Sau khi về nhà chú rể, cô dâu sẽ ngủ lại 1 đêm (không được động phòng). Sáng hôm sau, cô dâu sẽ tự quay lại nhà mẹ đẻ và không để cho ai biết, kể cả chú rể. Điều này giống như cô dâu bỏ trốn và họ đã cưới 1 lần, nghĩa là đã qua một lần đò.

Tới ngày cưới thật sự, chú rể sẽ lại rước dâu như bình thường. Lần này cô dâu chính thức ở lại nhà chồng sau khi đã trải qua 2 lần đón dâu.

2. Lễ cưới của những cặp đôi này sẽ được tiến hành bình thường với các quy trình, thủ tục vốn có. Tuy nhiên, 3 năm sau họ sẽ phải tiến hành tổ chức cưới lại. Trong ngày cưới lại, người vợ sáng sớm lẳng lặng bỏ về nhà cha mẹ, không gom theo đồ đạc tài sản, chỉ mang con theo về (nếu trong 3 năm đó họ có con). Sau đó 3 ngày, nhà trai lại đến nhà gái dâng lễ xin rước dâu. Lễ rước này đơn giản hơn nhưng vẫn phải đủ nghi thức, trình tự. Nhà trai rước “cô dâu” về bên nhà, nhưng không đưa theo con cái về. Qua ngày hôm sau sẽ quay lại nhà ông bà ngoại để đón con cái về. Đây là cách đón dâu phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với những lần trước.

3. Tuy nhiên, người ta còn có thể tổ chức đón dâu 2 lần ngay trong ngày cưới. Cụ thể, 2 lần đón dâu được tiến hành luôn trong ngày cưới. Khi rước dâu, chú rể sẽ đưa một phù rể đi cùng, chú rể chuẩn bị 2 bó hoa, trên tay mỗi người cầm 1 bó hoa, bó hoa phụ sẽ nằm trong tay phù rể.

Khi chú rể được phép lên phòng để đón cô dâu xuống chào họ hàng thì phù rể sẽ đi trước, mở cửa phòng cô dâu rồi trao cho cô dâu bó hoa phụ. Cô dâu nhận hoa nhưng bỏ hoa phụ đi ngay và coi như đã trải qua 1 “lần đò”. Lúc này, chú rể sẽ trao bó hoa cưới cho cô dâu, cùng cô dâu xuống nhà chào họ hàng.

Kết luận

Việc cưới xin là chuyện quan trọng, nhưng cũng là ngày hạnh phúc riêng của đôi tân lang – tân nương. Vì vậy, các nghi thức cưới nên được gia đình cô dâu – chú rể thống nhất. Nếu không quá tin tưởng vào các điều kiêng kỵ, gia đình hai bên có thể lo liệu một đám cưới với thủ tục đơn giản, chủ yếu chú trọng vào niềm vui cũng như hạnh phúc của đôi vợ chồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *